Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Khi khủng hoảng châu Âu tràn sang Châu Á
Vào những ngày này, Châu Âu không còn nghi ngờ gì nữa đang là tâm điểm của cả thế giới. Vụ xả súng kinh hoàng ở Paris vẫn còn đang nóng hổi, thì lại đến chuyện Ngân hàng trung ương Châu Âu vội vã chuẩn bị tung gói kích thích lên tới 500 tỷ Euro để tránh rơi vào nguy cơ lạm phát, gấp rút đến nỗi như một người bệnh nặng chờ thuốc.

 



 


Và thực tế có vẻ như cũng đang chứng minh rằng sự ví von đó có thể không sai sự thật bao nhiêu. EU thực sự đang là trung tâm của đại dịch giảm phát. Cũng như mọi đại dịch khác, nó bắt đầu lây lan và người đang có nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên không ai khác ngoài Châu Á.

 

Một số chuyên gia đang nửa đùa nửa thật rằng, vụ tấn công ở Paris đang khiến tình hình diễn biến theo hướng khiến người ta ít chú ý đến một sự kiện quan trọng không kém, là việc Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ giảm phát lớn nhất kể từ khi thành lập. Nguy cơ liên quan đến vấn đề kinh tế này thậm chí còn ghê gớm hơn vụ xả súng ở Paris. 

 

An ninh trên khắp Châu Âu đã được nâng cao sau vụ khủng bố và khả năng tái diễn là không cao, nhưng khả năng đề kháng về kinh tế của các nước thành viên EU thì chẳng thêm được tí nào dù các tổ chức tài chính và giới phân tích đang cảnh báo một cách nghiêm trọng nhất về nguy cơ giảm phát ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

 

Nguy cơ được cho là do sự chậm trễ trong việc chuyển đổi chính sách thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ của thống đốc Mario Draghi này đang đe dọa Châu Âu sẽ rơi vào một thời kỳ suy thoái kinh tế không phải là ngắn. Việc thắt chặt tiền tệ vốn là nguyên tắc cơ bản của chính sách thắt lưng buộc bụng nếu diễn ra quá lâu sẽ trở thành nguy cơ cho nền kinh tế. 

 

Việc ngân hàng trung ương Châu Âu ECB vội vã triển khai gói kích thích kinh tế trị giá 500 tỷ Euro, tương đương 591 tỷ USD, đang cho thấy vấn đề đã nghiêm trọng tới mức nào. Và kết hợp với việc giá dầu vẫn đang giảm với tốc độ chóng mặt trên thị trường dầu thế giới, Châu Âu đang thực sự trở thành một ổ dịch của nạn giảm phát đang đe dọa lây lan ra khắp thế giới.

 

Hôm thứ 4, giá dầu đã chính thức giảm xuống mức 40 USD/thùng, khiến cho chỉ trong vòng một tuần dầu đã mất giá khoảng 20% và đưa giá dầu về mức thấp nhất trong 5 năm qua. Thậm chí nó sẽ còn có thể giảm sâu hơn khi Ngân hàng thế giới WB và IMF đã đưa ra dự báo không mấy khả quan về kinh tế thế giới trong năm 2015. Dầu tụt giá mạnh đang trở thành môi trường thuận lợi để Virus giảm phát lây lan ra khắp thế giới.

 

Sở dĩ như vậy, là vì giá dầu giảm mạnh luôn đồng nghĩa với việc giảm lạm phát ở các nước, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn khá ảm đạm và tốc độ tăng trưởng của các quốc gia không cao thì việc giảm lạm phát cũng gần như đồng nghĩa với giảm phát. Theo các nhà phân tích của JPMorgan Securities ở New York, nếu giá dầu ở ngưỡng 60 USD/thùng trong quý một năm nay, lạm phát toàn cầu sẽ giảm đi 1,5%. 

 

Trong khi đó giá dầu hiện đã ở mức 40 USD/thùng dù vẫn còn ở mức gần 50 USD/thùng cách đây vài ngày, và có thể xuống mức 30 USD/thùng trong những ngày tới, cũng đồng nghĩa với việc chỉ số lạm phát sẽ còn giảm sâu hơn nữa.

 

Ngay lập tức sau khi giá dầu giảm và Châu Âu tung gói kích thích trị giá 500 tỷ Euro, đã xuất hiện những dấu hiệu bị ảnh hưởng đầu tiên ở một số nước Châu Á. Trong đó, những nước có sản lượng xuất khẩu dầu chiếm một phần quan trọng trong ngân sách sẽ nằm trong danh sách dễ bị tổn thương nhất, như Malaysia. Giá trị đồng Ringgit của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, đồng thời giá tiêu dùng ở Singapore hay Thái Lan cũng đang tụt mạnh sau khi giá dầu chạm mốc 40 USD/thùng.

 

Việc Châu Âu đang có nguy cơ rơi vào một cuộc giảm phát cũng vì thế mà có tác động hơn đến kinh tế Châu Á. EU vẫn là một thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nước Châu Á, nhưng khi mà khu vực này đang đối diện với nguy cơ giảm phát, trong khi kinh tế Mỹ vẫn đang trong quá trình hồi phục và nhu cầu nhập khẩu vẫn thấp, thì nguy cơ giảm phát ở khu vực Châu Âu gần như đang lây lan sang các khu vực khác trên thế giới, trong đó có Châu Á.

 

Giới phân tích cho rằng đợt sóng giảm phát này có thể sẽ lan ra khắp thế giới, không kém phần nguy hiểm so với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Nếu như năm 2008, một làn sóng lạm phát đã lan ra khắp thế giới thông qua sự mất giá của USD do Mỹ in thêm tiền để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính trong nước, giờ đây một làn sóng khác là giảm phát cũng đang đe dọa nền kinh tế thế giới. 

 

Kinh nghiệm cho thấy thời gian cần thiết để xử lý các cuộc khủng hoảng liên quan đến lạm phát luôn ngắn hơn là xử lý các cuộc giảm phát. Gần nhất, Nhật Bản đã rơi vào giai đoạn khoảng 2 thập kỷ bị ảnh hưởng bởi giảm phát.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    OPEC: Hồi kết hay sự khởi đầu mới? (15-01-2015)
    Mỹ lấy lại vị trí đầu tàu tăng trưởng từ Trung Quốc (14-01-2015)
    Bắt bệnh nền kinh tế Việt Nam (13-01-2015)
    Kinh tế thế giới 2015: Khó khăn và thuận lợi đan xen (12-01-2015)
    Trong khó khăn, Nga và EU cần đến nhau (11-01-2015)
    Đồng 2 USD hình dê mạ vàng vừa phát hành đã ‘sốt’ (10-01-2015)
    Vì sao OPEC quyết hạ giá dầu? (09-01-2015)
    Triển vọng mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam 2015 (31-12-2014)
    Nga tuyên bố kéo giá dầu tăng bằng cách giảm sản lượng xuất khẩu (30-12-2014)
    Kinh tế Nga trên đà suy thoái, kinh tế Mỹ thịnh vượng nhất 11 năm (28-12-2014)
    Người Thái làm được, người Việt làm ngược? (26-12-2014)
    Kinh tế Trung Quốc năm 2015 sẽ suy giảm (26-12-2014)
    Trung Quốc trả giá như thế nào cho sự tăng trường (24-12-2014)
    Thậm chí giá dầu xuống 20 USD/thùng, OPEC cũng không cắt sản lượng (23-12-2014)
    Kinh tế Nga sẽ ra sao năm 2015? (20-12-2014)
    Nga đứng trước nguy cơ vỡ nợ (17-12-2014)
    Washington Post: Nền kinh tế Nga đang sụp đổ (15-12-2014)
    Vạch trần toan tính của Trung Quốc từ chiêu xây thuỷ điện (15-12-2014)
    Người Việt tại Nga thời đồng rúp trượt giá (14-12-2014)
    Trung Quốc “thâu tóm” châu Âu (13-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152854914.